Search

21/6/16

Triển lãm Nghệ thuật thị giác: „Lời của Sông“

https://www.goethe.de/ins/vn/vi/ver.cfm?fuseaction=events.detail&event_id=20780881








Triển lãm Nghệ thuật thị giác:
„Lời của Sông“
Dự án „Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt nam“ và Nghệ sỹ Phan Hải Bằng 
giới thiệu Nghệ thuật Trúc Chỉ- một phép tiếp biến văn hóa. như một cách ứng xử với giá trị truyền thống trong sáng tạo đương đại.
Khai mạc triển lãm
01.07.2016, 18h
Viện Goethe Hà Nội
56-58 Nguyễn Thái Học
Vào cửa tự do


Visual Art Exhibition“Listen to the river”
Project: Vietnam Truc Chi Art and Artist Phan Hai Bang – present art work by Truc Chi Art – An acculturation as a way to respond to traditional values in the context contemporary creative.Opening01.07.2016, 18.00Goethe Institute in Ha Noi56-58 Nguyen Thai HocFree entry



Dự án „Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt nam“ và Nghệ sỹ Phan Hải Bằng giới thiệu Nghệ thuật Trúc Chỉ- một phép tiếp biến văn hóa. như một cách ứng xử với giá trị truyền thống trong sáng tạo đương đại.
“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” (Héraclite). Đời sống và sáng tạo là một sự vận động không ngừng nghỉ, cả hai đều lần lượt hiện ra với những biểu hiện mới, khác, lạ… như một phép tiếp biến tất yếu! Những thân Tre Việt soi bóng trên những dòng sông; đã ra đời, đã chết đi… và đã phục sinh với những hình hài khác, cho những hóa thân khác, lần này là TRÚC CHỈ. Trên cơ sở của nghề giấy thủ công truyền thống, Tre được chon làm nguyên liệu chính, quy trình xử lý nguyên liệu thô thành bột giấy được học tập từ quy trình truyền thống, quy trình seo giấy đã được cập nhật và biến đổi. Khi tấm giấy được hình thành trên khung seo, quy trình của nghề giấy coi như kết thúc, chỉ việc nén ép, bóc và làm khô. Với Trúc Chỉ thì đây là lúc bắt đầu: Các nghệ sỹ sẽ tác động lên bề mặt tấm giấy đang ướt bằng các phương thức khác nhau, vận dụng nguyên lý của nghệ thuật Đồ họa (printmaking) để thay đổi bản chất cấu trúc cũng như bề mặt nhằm tạo nên các tác phẩm mang đặc trưng ngôn ngữ đồ họa. Giấy không chỉ dừng lại ở thân phận làm nền cho các thao tác sáng tạo thi triển trên đó, mà hoàn toàn có thể trở nên những tác phẩm độc lập, nghề giấy cũng là một nghệ thuật.
TRÚC CHỈ là một loại hình nghệ thuật mới xuất phát từ Huế, được khởi lập và vận hành từ 2012  bởi nghệ sỹ Phan Hải Bằng và các cộng sự là nghệ sỹ trẻ và sinh viện Nghệ Thuật.
 
Triển lãm “TRÚC CHỈ - Lời của Sông” giới thiệu Nghệ thuật Trúc Chỉ với hình thức nghệ thuật thị giác, kết hợp các loại hình: Trúc Chỉ, sắp đặt, ánh sáng, âm thanh, video… được trưng bày lần đầu tiên tại viện Goethe Hà nội, sau đó sẽ được trưng bày tiếp tục tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
 
Sau khi tốt nghiệp ngành Đồ họa, Phan Hải Bằng tiếp tục tu nghiệp một năm tại Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà nội, trước khi tốt nghiệp Thạc sĩ Nghệ thuật, chuyên  ngành Nghệ thuật Thị giác tại Đại học Maha Sarakham Thái Lan. Từ 1996 đến nay, anh là giảng viên trường Đại học Nghệ thuật- Đại học Huế  và từng tham gia rất nhiều các triển lãm nhóm cũng như triển lãm cá nhân. Dự án mới nhất của anh mang tên “Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt nam“ dựa trên giá trị của nghề giấy thủ công truyền thống để sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật mới, một giá trị mới có tính văn hóa cho một vùng đất. Đó là TRÚC CHỈ.