Của các Họa Sỹ trong triển lãm "Ngày Mới
" tham gia trải nghiệm tại vườn "Trúc Chỉ"- ngày 19/04/ 2013 - số 4
Triệu Quang Phục, Huế, Việt Nam
TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA VIỆT, CHÚNG TÔI TỰ HÀO GIỚI THIỆU TRÚC CHỈ ĐẾN BẠN BÈ QUỐC TẾ NHƯ MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT MỚI; ĐƯỢC NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHO HUẾ, CHO VIỆT NAM! ON THE ROAD TO BUILDING A NEW VIETNAMESE CULTURE VALUES, WE ARE PROUD TO INTRODUCE TO FRIENDS IN THE WORLD "TRÚC CHỈ" AS AN NEW ART FORM WAS STUDIED, BUILT AND DEVELOPMENT TO HUE, VIETNAM!
Search
29/4/13
Nắng xanh mùa mới, trăng vàng sắp non
Mùa tranh mới, kích thước 80x190cm,
tháng 6 này, nếu về dự Festival biển Nha Trang 2013, bạn sẽ gặp ở đó, trên
bãi biển vàng, vầng trăng "Trúc Chỉ" có thể còn ngủ muộn! :D.
"Trúc chỉ" và thư pháp
Thư pháp
của Sư thầy Thích Nguyên Tâm- trụ trì chùa Việt nam tại California- thể
hiện trên "Trúc chỉ"- so sánh hai hiệu ứng: hiệu ứng bề mặt và hiệu ứng
ánh sáng
hiệu ứng bề mặt-
Chiếu cố cước HẠ -
-chú ý nhìn dưới chân-
kiểu giống công án thiền
hiệu ứng ánh sáng-
MỸ
-"mỹ tại tâm trung bất ngoại cầu"-
-cái đẹp ở trong tâm, không tìm ở bên ngoài-
MỸ
-"mỹ tại tâm trung bất ngoại cầu"-
-cái đẹp ở trong tâm, không tìm ở bên ngoài-
13/4/13
8/4/13
Ngày bắt đầu câu chuyện "Trúc Chi"
http://www.vnprintmaking.com/vi/tin-tuc/p0/c2/n25/Trai-sang-tac-do-hoa-lan-thu-nhat-tai-Hue-Ngay-thu-3.html
Trại sáng tác đồ họa lần thứ nhất tại Huế (Ngày thứ 3)
01:04 | 25/01/2013
08h sáng hôm nay ngày thứ ba (31.08.2011)
của trại sáng tác đồ họa Huế lần thứ 1 – 2011. Tại trường ĐH nghệ thuật
Huế bắt đầu buổi giới thiệu tiếp kỹ thuật Papermaking do Họa sĩ Phan Hải
Bằng chủ trì.
Giới thiệu một số loại giấy đã được sản xuất tại xưởng đồ họa của trường
ĐH Nghệ thuật Huế được sử dụng và phục vụ cho trại sáng tác đồ họa Huế
lần thứ 1 – 2011 đều do họa sĩ Phan Hải Bằng làm ra.
Papermaking được giới thiệu từ xuất xứ đến các công đoạn nghiên cứu, sản
xuất ra các loại giấy từ các chất liệu như các loại gỗ, rơm rạ, bã mía,
tre…
Một số dụng cụ cơ bản như là khung tre, lưới, chổi… cũng góp phần quan trọng trong quá trình sản xuất giấy.
Để làm ra một sản phẩm đồ họa theo đúng kỹ thuật Papermaking thì phải
trải qua các quy trình tạo hình theo bản vẽ đã được phát thảo rồi đến
các công đoạn trổ các hoa văn làm họa tiết, tưới nước, rồi phơi khô.
Công đoạn tạo hình cho giấy từ các chất liệu bã mía, tre, rơm rạ sẽ
quyết định độ mịn của giấy và có thể đưa vào trong khuôn hình các loại
họa tiết phụ như lá khô, hoa cỏ…
Tiếp đó là công đoạn tạo hình bằng các họa tiết đã chuẩn bị sẵn theo bản vẽ phác thảo và dùng thêm các loại lưới để tạo hình.
Phun một lượng nước vừa phải vào khuôn hình đã được che chắn bằng các
họa tiết cho đến lúc xuất hiện các họa tiết chìm nỗi, công đoạn phơi khô
dưới nắng sau vài giờ đồng hồ là chúng ta đã có một sản phẩm đồ họa
Papermaking.
Các họa sĩ bắt đầu trải nghiệm theo đúng các quy trình đã giới thiệu để làm mới các sản phẩm đồ họa Papermaking.
Phun nước để có một sản phẩm bằng kỹ thuật Papermaking vừa mới làm được.
Để nghiêng các sản phẩm Papermaking mới làm ra vào với nhau, đón ánh
nắng phơi khô tác phẩm để kết thúc buổi giới thiệu về kỹ thuật
Papermaking do họa sĩ Phan Hải Bằng giới thiệu.
14h00 chiều ngày 31.08.2011 tại xưởng đồ họa của trường ĐH Nghệ thuật đã
bắt đầu buổi giới thiệu về kỹ thuật cuối cùng trong chuỗi hoạt động
giới thiệu các kỹ thuật đồ họa tạo hình tại trại sáng tác đồ họa Huế lần
thứ 1 – 2011.
Họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương đến từ Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội bắt đầu giới
thiệu kỹ thuật khắc gỗ hiện đại cho các họa sĩ tham dự buổi giới thiệu.
Ván MDF được sử dụng vì nó mềm và dễ tạo hình trên bề mặt.
Các dụng cụ thiết bị hổ trợ cho việc khắc gỗ là các bộ dao trổ, gọt và
các loại mũi khoan đủ kích cở được gắn vào máy hổ trợ thêm cho tác phẩm
được nhiều yếu tố chìm, nỗi trong khắc gỗ.
Một số bức tranh khắc gỗ đã được họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương giới thiệu.
Họa sĩ Nguyễn Nghĩa Phương đang thực hành công đoạn trổ và khắc trên gỗ để mọi người kịp nắm bắt.
Quá trình khắc trên gỗ đã xong thì đến giai đoạn in màu lên giấy được
tiến hành.Các loại giấy được sử dụng cho việc in các bản khắc khổ khá
mềm và được định vị bằng các loại kẹp giấy để quá trình chà trên khuôn
sao cho các họa tiết in hình lên giấy không bị lệch và nhòe.
Họa sĩ Phạm Khắc Quang đến từ ĐH Mỹ Thuật Hà Nội cũng giới thiệu những
bản khắc gỗ của anh đã được chuẩn bị trước và anh tiếp tục tạo hình thêm
bằng các mũi khoan để cho ra những bản in tác phẩm khắc gỗ hiện đại đa
dạng và phong phú hơn.
Họa sĩ Adisak Phupa đến từ Thái Lan cũng đang rất hứng thú với các công đoạn tạo hình và in khắc gỗ cho tác phẩm của mình.
Họa sĩ Nguyễn Quang Vinh đến từ Hà Nội cũng bắt đầu thực hiện những công
đoạn cuối cùng để cho ra tác phẩm mới với kỹ thuật in khắc gỗ.
2 anh em họa sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải đại diện cho New
Space Arts Foundation cũng đến ghé thăm buổi giới thiệu và theo dõi quá
trình làm việc của các họa sĩ.
Các họa sĩ và các tình nguyện viên của trại đồ họa Huế lần 1 – 2011 đang
tiếp tục với những công việc và kỹ thuật mới được thu hoạch từ các buổi
giới thiệu về kỹ thuật trong 2 ngày vừa qua để cho ra đời những tác
phẩm đồ họa tạo hình hướng đến triển lãm “dấu ấn cuộc sống – make your
signs, create your life” được tổ chức vào lúc 16h30 ngày 01.09.2011
(ngày thứ tư của trại) tại không gian triển lãm của New Space Arts
Foundation – Tầng 2 – Làng Nghề Huế – 15 Lê Lợi – Tp Huế.
————————————
Bài và ảnh
Nguyễn Thượng Hiển
31.8.2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)